Ung thư là một bệnh di truyền, trong đó các tế bào phát triển không kiểm soát được và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nhưng phát hiện sớm có thể giúp dễ điều trị bệnh hơn và có kết quả tốt hơn.
Gần 2 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở Mỹ vào năm 2021, theo Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ).
Nhưng nhiều bệnh ung thư có thể được phát hiện sớm và kiểm soát thành công.
Ung thư vú có tỷ lệ sống sót 99% khi được phát hiện sớm, tỷ lệ đó giảm xuống 28% nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sau, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Tương tự, ung thư đại trực tràng có tỷ lệ sống sót là 91% khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, so với chỉ 14% khi được phát hiện ở giai đoạn sau.
Dưới đây là những cách bạn có thể phát hiện ung thư sớm.
1. Xét nghiệm di truyền
Nội dung chính
Việc tầm soát ung thư thường xuyên làm sẽ giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư
Shutterstock
|
Theo Summa Health, tầm soát ung thư thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư.
Những xét nghiệm như vậy có thể giúp tìm ra ung thư ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Bạn cũng có thể thực hiện các xét nghiệm di truyền đối với bệnh ung thư mà bạn có thể “thừa hưởng” từ các thành viên trong gia đình.
Các xét nghiệm như vậy phát hiện các gien bất thường và đưa ra ước tính về khả năng phát triển ung thư trong cuộc đời của bạn.
Theo Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), các gien bất thường là nguyên nhân của 5 đến 10% các loại ung thư.
Xét nghiệm di truyền có sẵn cho ung thư vú, buồng trứng, ruột kết, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Hãy cân nhắc xét nghiệm di truyền nếu bạn có 3 người thân trở lên được chẩn đoán mắc một loại ung thư nào đó.
2. Xét nghiệm ung thư cụ thể
Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) khuyến nghị các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt và phổi dựa trên tuổi tác, giới tính và sắc tộc của bạn.
Ung thư vú: Phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi nên cân nhắc bắt đầu khám sàng lọc ung thư vú hằng năm bằng chụp quang tuyến vú.
Phụ nữ từ 45 đến 54 tuổi nên chụp quang tuyến vú hằng năm.
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có thể chuyển sang chụp quang tuyến vú hai năm một lần.
ACS khuyến nghị phụ nữ nên tiếp tục sàng lọc miễn là họ có sức khỏe tốt và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.
Ung thư đại trực tràng: Nếu bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở mức trung bình, ACS khuyên bạn nên bắt đầu sàng lọc thường xuyên ở tuổi 45.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về một số loại xét nghiệm mà bạn nên xem xét.
Nếu bạn có sức khỏe tốt, bạn nên tiếp tục sàng lọc thường xuyên cho đến năm 75 tuổi.
3. Biết tiền sử bệnh của gia đình
Summa Health cho biết tiền sử bệnh của gia đình bạn có thể giúp bạn hiểu được nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư vú, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Nếu có nhiều người thân mắc bệnh hoặc nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn bình thường, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, theo Eat This, Not That!
Hãy hỏi về bất kỳ nguy cơ gia tăng nào mà bạn có thể gặp phải và liệu bạn có nên bắt đầu khám sàng lọc hoặc xét nghiệm cụ thể sớm hơn bình thường hay không.
4. Giảm thiểu rủi ro của bạn
Năng vận động là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh ung thư shutterstock |
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi lối sống.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, năng vận động, ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh uống rượu, tránh ánh nắng trực tiếp, có biện pháp bảo vệ da và đi bác sĩ khám thường xuyên.
5. Bỏ thuốc lá
Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc và chết do ung thư shutterstock |
Trong tất cả những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện, việc bỏ hút thuốc có thể là điều quan trọng nhất.
Theo Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), thuốc lá gây ra khoảng 30% tổng số ca tử vong do ung thư ở Mỹ.
Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc và chết do ung thư.
Nên nhớ, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư khoang miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư dạ dày, theo Eat This, Not That!